Cách trồng cây hồng môn
Là cây dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần chú ý những đặc điểm sau là đã có ngay chậu hồng môn ra ra đẹp.
Giới thiệu bạn 2 cách trồng với 2 môi trường sống khác nhau: Trông vào chậu đất và trồng thuỷ canh.
Trồng cây vào chậu
Cây hồng môn là cây có hoa, nên đất trồng cây phải có nhiều đinh dưỡng. Trộn đều hỗn hợp đất trồng tơi xốp giàu mùn như 1/4 xơ dừa, 2/4 đất sạch, 1/4 phân bò hoai. Sau khi trồng cây vào chậu, tưới nước cho cây 2-3 lần/ tuần.
Trồng cây vào nước (thuỷ sinh)
Cây được rửa sạch rễ, sau đó cho vào bình thuỷ tinh chứa nước sạch, bạn nên sử dụng nước máy là tốt nhất. Bạn chú ý thường xuyên thay nước và cung cấp dĩnh dưỡng thuỷ canh cho cây 1 lần/tuần.
Cây hồng môn có bộ rễ tương đối nhiều và sống khoẻ, cây sống tốt trong môi trường thuỷ canh. Đối với những bạn thích nuôi cá, muốn không gian thêm sinh động hơn thì trồng cây hồng môn vào chậu cá của mình. Cây không những làm đẹp và rễ cây còn có tác dụng lọc sạch nước cho chậu cá.
Cách chăm sóc cây hồng môn xanh tươi ra hoa đẹp
Khi cây sinh trưởng và phát triển khoẻ thì sẽ mang đến phong thuỷ tốt cho bạn. Cây hồng môn không đòi hỏi chăm sóc nhiều.
Ánh sáng: Với ánh sáng nắng trực tiếp làm cho lá bị cháy, cây chỉ thích hợp ánh sáng bán phần. Những nơi có ánh sáng nhẹ chiếu vào như ban công, cửa sổ giúp lá cây phát triển và hoa đậm màu.
Nhiệt độ: Môi trường không khí thoáng mát, là điều kiện thích hợp nhất. Cây đặt văn phòng làm việc có máy lạnh, là điều kiện lý tưởng cho cây.
Nước tưới: Cây không đòi hỏi chế độ nước nhiều, tưới nước 2-3 lần/ tuần là đủ.
Chế độ dinh dưỡng: Điều quan trọng để cho hoa đẹp, nên bổ sung phân bón cho cây 1 lần/tháng, loại phân NPK chuyên dùng cho cây kiểng, mỗi chậu 1 muỗng cà phê rãi quanh gốc, cách xa rễ từ 5-10cm tránh gây cháy rễ.
Xem thêm: Hoa sinh nhật, hoa khai trương của chúng tôi
Những câu hỏi thường gặp với cây hồng môn
Cây có độc không?
Ngoài mục đích trang trí không gian sống, thanh lọc không khí thì bạn không được sử dụng cây với mục đích khác, tránh ăn phải cây.
Theo các nhà nghiên cứu, toàn thân cây hồng môn có độc, nếu người và động vật ăn phải dễ bị đau rát cổ họng, sưng miệng và làm cho da bạn bị mụn ngứa. Việc trưng bày cây bạn củng nên chú ý, tránh để gần tầm tay của trẻ em để đảm bảo an toàn cho gia đình bạn.
Xem thêm: Cây lưỡi hổ có độc không
Cách nhân giống cây hồng môn như thế nào?
Hiện nay cách nhân giống phổ biến nhất là nuôi cấy mô từ lá và tách cây con. Những phương pháp đem lại năng suất, chất lượng và tỉ lệ cây sống sót rất cao.
Tách cây con từ cây mẹ đơn giản, khi cây con có từ 3-4 lá non chúng ta mới tiến hành tách. Cắt rời cây con khỏi cây mẹ, cây con có 1-2 rễ, bạn chăm sóc cây con từ 1 – 2 tháng cây sẽ ra hoa và sinh trưởng phát triển to khoẻ như cây mẹ.
Loài sâu bệnh hại nào thường gặp trên cây hồng môn?
Là cây trồng ít sâu bệnh tấn công. Nhưng chúng ta cần phải chú ý cách phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời nếu thấy cây có biểu hiện bệnh hại.
Trên cây thường xuất hiện những bệnh hại sau: Vàng lá, thối rễ, thối thân, virus xoắn lá, đốm lá.
Do môi trường sống ẩm ướt, không thoáng khí tạo điều kiện cho bệnh hại tấn công. Sử dụng các thuốc hoa học để phòng bệnh khi cây còn nhỏ như: Coc 85, dung dịch Boocđô, phun phòng bệnh từ khi cây 3-5 lá đến khi cây ra hoa thì ngừng phun, cách 10 ngày/lần.
Sử dụng những loại thuốc hoá học Regent 0.3G dạng viên, rải vào chậu trồng cây, nhằm hạn chế sâu hại tấn công.
Thường xuyên tỉa lá già, lá bị vàng nhằm hạn chế đáng kể bệnh hại, và côn trùng tấn công.