Hướng dẫn trồng hoa hồng trong chậu
Cây trồng chậu thường được trưng bày không không gian nội thất ở ban công, sân thượng những nơi có đủ lượng ánh sáng cho cây ra hoa và sinh trưởng tốt. Hương thơm ngào ngạt lan toả tạo cảm giác thư giãn cho bạn.
Chuẩn bị đất trồng: Nên chọn những loại đất trồng dễ thoát nước, tơi xốp, nhiều mùn. Kiểm tra độ pH tốt nhất từ 6.0-7.0, pH dưới 6.0 hoặc cao hơn 7.0 thì làm cho chất dinh dưỡng không hoà tan nên rễ cây không hấp thụ được dinh dưỡng. Dùng dụng cụ đo pH đất để đảm bảo độ chính xác.
Dinh dưỡng cho cây: Đất trồng cho cây hoa hồng sinh trưởng tốt nên bổ sung nhiều phân hữu cơ. Bạn hãy sử dụng phân bò hoai đã qua xử lí, lấp dưới chậu trước khi trồng cây vào.
Trồng cây vào chậu: Trồng cây vào và cố định cây, tránh gió mạnh ảnh hưởng đến bộ rễ cây, sau đó tưới lượng nước vừa đủ ẩm cho cây.
Cách chăm sóc hoa hồng ra hoa nhiều, đẹp
Trồng hoa hồng chúng ta phải đầu tư công chăm sóc nhiều hơn hẳn những loại cây trồng khác. Để cây sinh trưởng và ra hoa như ý, quý khách sẽ được gợi ý từ kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi dưới đây.
Chế độ nước: Hoa cần một lượng nước đủ để cho hoa lớn và lâu tàn. Mùa nắng nóng thì nên tưới 2 lần/tuần. Thời tiết mưa nhiều thì bạn không cần tưới. Khi tưới nước phải đảm bảo nước thấm đến tận rễ. Tốt nhất bạn nên tưới cây vào sáng sớm để lá không bị ướt qua đêm như thế cây dễ bị nhiễm bệnh hơn, hoa hồng trồng chậu thì phải tưới thường xuyên hơn trồng bồn.
Dinh dưỡng: Hãy bón phân đầy đủ bằng phân bón chuyên cho hoa hồng, hoà tan phân và tưới 2 lần/tháng cho cây. Phân có hàm lượng NPK 5-10-10 hoặc 8-12-4 theo tỉ lệ . Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa nên bón phân có hàm lượng Kali cao hơn hàm hượng khác tỉ lệ NPK 5-10-10 là phù hợp nhất, lúc cây mới trồng nên bón phân tỷ lệ NPK 8-12-4 phù hợp nhất. Ngoài ra thường xuyên bổ sung phân vi lượng phun lên lá cho cây, tác dụng tránh xoăn lá, vàng lá giúp cây quang hợp tốt.
Một điều chú ý để bạn có thể tiết kiệm thời gian chăm sóc cho cây bằng sử dụng phân bón tan chậm. Bón 2-3 lần/năm.
Chú ý: Ở những vùng có khí hậu lạnh, 2 tháng trước mùa rét đến thì ngưng bón phân có chứa hàm lượng đạm cao( Nito cao). Vì bón phân quá muộn khiến cây bị tàn thay vào đó nên bón phân có Kali (K) và Photpho (P) cao giúp bộ rễ khoẻ và thích nghi tốt với khí hậu lạnh.
Ánh sáng: Chọn hướng có ánh sáng chiếu vào ít nhất 6h mỗi ngày.
Cắt tỉa dạo dáng cho cây: Khi cây sinh trưởng tốt, để chuẩn bị cho mùa ra hoa, nên cắt tỉa bỏ những cành già, cành bệnh, cành kém sinh trưởng để tập trung dinh dưỡng cho cây ra nhiều nụ hoa hơn.
Phương Garden có cung cấp dịch vụ chăm sóc vườn hoa hồng tại nhà nếu quý khách bận rộn hoặc chưa nắm được nhiều kỹ thuật trồng hoa hồng.
Cách nhân giống cây hoa hồng
Ghép nụ: Cắt mắt nụ ghép vào thân cây có khả năng sinh trưởng và kháng bệnh cao. Thời gian tốt để bắt đầu ghép nụ là từ đầu đến cuối mùa hạ. Sau một thời gian nụ phát triển thành cây mới.
Giâm nhánh nhỏ: Bằng cách cắt nhánh cây thành đoạn nhỏ 20-15cm có 2-3 chồi ngủ, rồi đem giâm vào giá thể. Nên bôi thuốc kích thích ra rễ lên vết cắt trước khi giâm xuống đất, nhằm đảm bảo tỷ lệ cây ra rễ tốt hơn bình thường. Sau khi cây đầm chồi thì đem cây ra chậu trồng, chăm sóc thành cây mới sinh trưởng và phát triển giống cây bố mẹ.
Chiết cành thường được dử dụng trên hồng leo, hồng bụi… Bằng cách chọn đoạn cành cần chiết, cạo hết phần vỏ và phần mô xanh khoảng 2cm. Dùng thuốc kích rễ bôi lên vết cắt sau đó lấy chất trồng đắp vào đoạn vỏ vừa cạo, tưới ẩm rồi sau đó bịt lại bằng túi nilong. Sau thời gian từ 20-25 ngày thì hoa hồng sẽ ra rễ. Tuy nhiên phương pháp chiết cành thường cho rễ yếu và tuổi thọ cây không cao.
Trên đây là những hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa hồng của kỹ sư nông nghiệp tại Phương Garden. Hy vọng quý khách có thể trồng được những cây hao hồng tươi thắm.
Quý khách có thể xem thêm bài viết trước về các loại sâu bệnh gây hại trên cây hao hồng và cách phòng trừ.