Trúc bách hợp là loại cây dạng thân bụi, thân cây được phân thành nhiều nhánh, thân cây có nhiều sẹo do lá héo rụng để lại. Lá cây xếp theo hình hoa thị, có hình dáng bầu dục, thuôn nhọn ở phần đầu, gốc lá kéo bẹ ôm thân, màu xanh bóng xen kẽ là các dải màu vàng tươi kéo dài từ gốc đến ngọn. Hoa Trúc bách hợp rất hiếm thấy, hoa có màu vàng, xanh nhạt, quả cây có màu đỏ.
“Trúc” gần âm với “chúc” nên thường mang ý nghĩa chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thủy, cây Trúc mang lại điều tốt lành cho gia đình, loại cây này cũng tượng trưng cho sự thanh nhã, bình yên. Đây là một loại cây ưa sáng, hoặc chịu bóng bán phần nên rất thích hợp để làm cây trang trí nội thất, cây văn phòng. Cùng điểm qua một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Trúc bách hợp nhé!
Cách trồng cây trúc bách hợp
Trúc bách hợp rất dễ nhân giống, bạn có thể tách cây con từ bụi cây mẹ, hoặc giâm cành, sau đó vùi cành giâm xuống đất ẩm. Khi giâm cành, nên lưu ý rằng nên trồng cây đầu mùa mưa và phun thuốc kích rễ để cây có thể phát triển tốt.
Đất trồng
Đây là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong đất trồng nhiều chất dinh dưỡng, đất tơi xốp, thoáng khí và có thể thoát nước tốt. Muốn đất tốt, bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ, tro trấu, xơ dừa... để tạo độ xốp, tạo mùn cho đất. Nếu trồng cây trong chậu thì cứ theo định kỳ 3 – 4 tháng thay đất một lần. Lưu ý khi thay đất nên thay 1/4 – 1/3 phần đất cũ trong chậu bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu để đất có nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Ánh sáng
Trúc bách hợp có khả năng sống trong môi trường có ánh sáng bán phần. Vì vậy, cây có thể phát triển tốt trong nhà, văn phòng, công ty... Tuy nhiên, nếu trồng cây trong nhà, bạn nên đem cây phơi nắng 2 – 3 tiếng/ tuần để cây có thể quang hợp và phát triển tốt hơn.
Tưới nước
Cây có nhu cầu tưới nước trung bình, bạn nên tưới 1 – 2 lần/ tuần. Cũng nên lưu ý khi tưới nước, không nên tưới quá nhiều nước làm cây dễ ngập úng, thối rễ và chết cây.
Bón phân
Nên bón cho cây Trúc bách hợp các loại phân chứa nhiều dinh dưỡng như phân NPK, đồng thời cũng nên cung cấp các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Cr, Mg, Fe... Bạn nên bón phân định kỳ 1 – 2 tháng/1 lần cho cây có đủ chất sinh trưởng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phun phân bón lá Đầu Trâu. Trong thời kỳ cây đang lớn, hoặc mới cắt tỉa xong, bạn nên phun 7 – 10 ngày/ lần hỗn hợp 1 – 2 gram Đầu Trâu 501 với 1 lít nước. Thời kỳ chuyển chậu, hoặc đang cắt tỉa thì nên phun thuốc Đầu Trâu 701 với tỉ lệ 1 – 2 gram hòa cùng 1 lít nước, phun theo định kỳ 7 – 10 ngày/ lần. Khi phun thuốc dưỡng cây theo định kỳ thì bạn nên phun theo tỉ lệ 1 – 2 gram Đầu Trâu 901/ 1 lít nước cứ 7 – 10 ngày/ lần.
Phòng trừ bệnh trên cây trúc bách hợp
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ dao động từ 18 – 25 độ C, mưa nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm cây Trúc bách hợp dễ sinh mầm bệnh. Để phòng bệnh, bạn nên để cây ở môi trường phù hợp, tránh cho cây sinh trưởng trong những điều kiện vi khuẩn dễ phát triển.
Khi phát hiện lá cây có hiện tượng sâu, bệnh bạn cần phải loại bỏ toàn bộ lá cây, đưa đi thiêu hủy. Nếu đặt cây ở trong nhà thì nên đưa cây ra chỗ thoáng mát, có mái che hoặc dưới tán cây lớn. Nếu đặt cây ngoài trời thì khi cây bị bệnh bạn nên để riêng cây tại một khu vực khác. Sau đó tiến hành phun thuốc trừ sâu, bệnh hại để trừ bệnh triệt để cho cây.
Nếu cây không có dấu hiệu bệnh, hoặc biểu hiện lây lan nghiêm trọng, bạn nên tiến hành chăm sóc cây, bón thêm phân bón, cung cấp thêm chất dinh dưỡng khác cho cây để tăng khả năng đề kháng cho cây.
Mỗi loại cây đều có một kỹ thuật trồng và chăm sóc riêng, với cây Trúc bách hợp cũng vậy, chỉ cần nắm bắt được một số lưu ý thì bạn có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Hi vọng rằng những kiến thức mà Phương Garden cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi trồng loại cây này.
Bình luận/ câu hỏi của khách hàng